Từ internet

Họp phụ huynh, không nói chuyện thu chi

  • PDF.InEmail

 

Đã bắt đầu có những cuộc họp phụ huynh mà giáo viên không chỉ thông báo, phụ huynh không phải đến chỉ để đóng tiền hay nghe phàn nàn, mà trở thành buổi đối thoại, chia sẻ, lắng nghe. Từ đó đã tạo nên môi trường giáo dục hai chiều có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

Chia sẻ chứ không phải thông báo

Thời gian chủ yếu trong buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp 6 một trường THCS ở Q.4 (TP.HCM) thầy chủ nhiệm dành để nói chuyện với phụ huynh về biến đổi tâm sinh lý của những học sinh (HS) mới bước vào cấp THCS và cách để phụ huynh hướng dẫn con học tốt. Từ những chuyện nhỏ như chuẩn bị cho con ăn sáng, trang phục HS đến trường, đưa đón con, đến việc hướng dẫn con học ở nhà ra sao… đều được thầy chia sẻ tận tình, chu đáo. Phụ huynh sau giờ họp cảm thấy “sáng” ra nhiều điều và mong sẽ có thêm nhiều buổi họp như vậy.

Chị Trần Thị Thùy, phụ huynh có con học tại một trường tiểu học ở Q.1, kể trong buổi gặp gỡ đầu tiên này giáo viên hoàn toàn không nhắc chuyện thu chi vì đã có thông báo bằng văn bản tới phụ huynh nên không mất nhiều thì giờ phổ biến lại. Thay vào đó, giáo viên hướng dẫn những việc như: nên mua những chiếc viết chì có độ cứng như thế nào để khi viết giấy không bị rách, chọn loại giấy nào để viết chữ nét thanh, nét đậm được đẹp hơn, chương trình học trong trường, cách chọn tài liệu, phương pháp giúp con học tập tại nhà. “Khi đã có giáo viên chủ nhiệm của từng lớp thì chúng tôi trao đổi sâu hơn về hoàn cảnh, tâm tư của con. Một số phụ huynh cũng gửi gắm nếu ở nhà con có những đặc điểm khác biệt…”, một phụ huynh chia sẻ.

Bước chuyển từ mầm non lên tiểu học, THCS, THPT là thời điểm mà nhiều phụ huynh lo lắng vì đây là giai đoạn HS bỡ ngỡ, khó hòa nhập với môi trường học tập mới. Để giúp phụ huynh, một số trường đã tổ chức những buổi giao lưu với phụ huynh đầu cấp. Mục đích qua đó giúp tháo gỡ những thắc mắc, khó khăn, lắng nghe ý kiến từ phía phụ huynh, tạo cầu nối để giáo viên và phụ huynh có dịp tìm hiểu kỹ hơn, phối hợp để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp cho HS.

Bà Nguyễn Thị Thu Oanh, giáo viên một trường THCS ở Q.8, nói: “Mỗi trường thường tổ chức 3 - 4 đợt họp phụ huynh/năm và mỗi buổi họp chỉ kéo dài một vài tiếng. Chính vì thế những gì trao đổi bằng văn bản được thì tôi thường gửi phụ huynh trước. Thời gian họp trên lớp tập trung để trao đổi về những khó khăn trong quá trình quản lý lớp, nói rõ chương trình học và trao đổi về tâm lý lứa tuổi của HS để gia đình có những bước phối hợp ăn ý”.

Tương tác hai chiều

          Bà Hoàng Minh Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1 cho rằng phần lớn phụ huynh rất ngại phát biểu trong các cuộc họp vì những lý do tế nhị như: sợ con mình bị để ý, bị đì. “Điều này vừa không hay, vừa không mang tính xây dựng. Như vậy, mấu chốt trong việc thay đổi thái độ với những buổi họp phụ huynh là phải xây dựng được môi trường giáo dục thân thiện”, bà Phương nói.

Theo bà Phương, với một số vấn đề tế nhị liên quan tới HS như kết quả học tập không tốt, quậy phá trên lớp và có thể ảnh hưởng tới danh dự của HS, nhà trường sẽ thu xếp những cuộc gặp kín trước hoặc sau buổi họp phụ huynh để bàn bạc và đưa ra giải pháp tốt nhất.

Một giáo viên Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1 cũng chia sẻ kinh nghiệm: “Để những buổi họp phụ huynh đạt hiệu quả cao nhất thì trước buổi họp, giáo viên chủ nhiệm nên tìm hiểu kỹ hồ sơ lý lịch của HS, xác định được mặt bằng chung của phụ huynh để chọn cách ứng xử phù hợp, từ đó sẽ thu hút được sự quan tâm của phụ huynh và khuyến khích họ nêu ý kiến đóng góp…, giải tỏa những vướng mắc để quan hệ gia đình và nhà trường gần gũi hơn”.

           Một giáo viên Trường THPT Marie Curie, Q.3 kể trong cuộc họp phụ huynh đầu năm trước, một phụ huynh bày tỏ lo lắng về vấn đề bạo lực học đường trong trường học. Ngay sau đó là những ý kiến của phụ huynh khác về vấn đề này. Từ đó, chúng tôi đã nêu ra một số biện pháp để hạn chế tình trạng bạo lực trong trường học như cử HS giám sát lẫn nhau, thành lập nhóm bạn giúp bạn...

                                                                                                                                         (Theo Báo mới)

Lời hứa của thầy

  • PDF.InEmail
alt
TT - Khác với mọi ngày, dù tôi đã thực hiện các thao tác dạy học nhuần nhuyễn nhưng lớp tôi chủ nhiệm hôm ấy, các em có vẻ lo ra thế nào.
 

Rất nhanh, tôi quan sát chung một vòng cả lớp rồi dừng lại ngay em H. - lớp trưởng của lớp tôi.

"Những gì người thầy đã hứa,thầy phải giữ lời. Bình tĩnh, độ lượng trước cái sai của học sinh, giúp các em sửa sai mới là yếu tố quyết định trong giáo dục hơn là áp dụng kỷ luật các em"

H. cũng không tự nhiên, năng động như mọi ngày, đôi mắt em không dám nhìn thẳng vào tôi. Tôi tiếp tục bài giảng, không gian như chỉ có tiếng ngòi bút chạy trên giấy mà thôi. Đột nhiên tôi dừng lời giảng, chân bước nhanh xuống chỗ H.. H. giật mình, lấy tay che vội trang giấy đang viết dở. Tôi yêu cầu em nộp lại trang giấy ngay. Mất mấy giây sau em mới dám thực hiện đúng lời thầy nói. Nhìn sơ qua, tôi vừa giận vừa buồn cười vì đó chỉ là lời yêu cầu phổ biến càng nhiều càng tốt một nội dung đại ý là nếu tin tưởng vào sự huyền bí của thế giới tâm linh, các em sẽ thi đỗ cả hai kỳ thi sắp đến. Tôi tiếp tục giờ dạy và dặn H. ở lại sau tiết học cuối để tìm hiểu thêm. Đúng hẹn, H. đợi tôi tại lớp. Không tỏ ra nghiêm trọng, tôi nhẹ nhàng hỏi:

 

Đọc Thêm

Trẻ thành công bằng tính cách, không phải điểm số

  • PDF.InEmail
Thành công của một đứa trẻ không thể đo được bằng chỉ số IQ, các bài kiểm tra chuẩn hóa hay những câu đố từ vựng – tác giả Paul Tough nhận định. Theo ông, thành công là cách mà trẻ hình thành tính cách. Tough đã khai thác quan điểm này trong cuốn sách mới “Cách trẻ thành công: Sự bạo dạn, tính hiếu kỳ và sức mạnh ẩn giấu của tính cách”. “Với một số người, con đường dẫn tới giảng đường đại học dễ dàng đến mức họ có thể bước vào cuộc sống và không bao giờ thực sự bị thử thách. Tôi cho rằng khi họ bước vào độ tuổi 20, 30 và họ thực sự cảm thấy bị mất mát – họ cảm thấy như họ chưa bao giờ có những trải nghiệm về việc hình thành tính cách đó như những thanh thiếu niên, như những đứa trẻ. Điều đó thực sự mang lại sự khác biệt khi họ trưởng thành”.

thanhcong1

Ảnh minh họa

 

Đọc Thêm

Đang trực tuyến

Hiện có 5 khách Trực tuyến

Thăm dò

Bạn thấy giao diện này thế nào?




Kết quả

Gallery ảnh

Liên kết web

logo-260

ooffice

Văn bản mới

  • Hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định 42/2010/NĐ-CP (0C5C4d01.pdf)
  • Nghị định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (4C089d01.pdf)
  • Về việc ban hành kế hoạch thi nâng ngạch công chức năm 2011 theo nguyên tắc cạnh tranh (QD_BNV1791.doc)
  • Bảo lưu chế độ phụ cấp đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục (cdpc.pdf)

Liên hệ hiệu trưởng

Thầy Trần Văn Hoàng
Sông Trà, Hiệp Đức, Quảng Nam
Tel: 0510.3883730
Email: tranhoangntdt@yahoo.com.vn 

Home

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS